Đường vành đai 4 đi qua đâu?
Đường Vành đai 4 là dự án quy hoạch có vai trò quan trọng đối với giao thông. Dự án giúp liên kết vùng kinh tế của khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ngoài vai trò lớn là góp phần giảm áp lực cho đường Vành đai 3, dự án cũng giúp kết nối mạnh mẽ và thuận lợi hơn giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh lân cận cũng như vùng kinh tế lớn khu vực đồng bằng sông Hồng hay với các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc.
Số vốn dự kiến để thực hiện dự án đường vành đai 4 lên tới khoảng 95.000 tỷ đồng, được xem là nguồn đầu tư vô cùng lớn
Thiết kế của dự án bao gồm đường cao tốc 6 làn xe và đường gom với 2 làn xe.
Tổng chiều dài theo thiết kế ban đầu là hơn 112 km (trong đó hơn 100km đường vành đai với hơn 9km đường nối) và chiều rộng đường từ 90-135m.
Tốc độ thiết kế đạt khoảng 100km/h.
Bên cạnh đó còn có các công trình khác như cầu cạn cao tốc và hành lang để trồng cây xanh tạo thêm cảnh quan cho dự án
Tổng quan dự án đường vành đai 4
Vậy Đường vành đai 4 đi qua đâu? Theo bản đồ quy hoạch, đường vành đai 4 Hà Nội có quy mô chiều dài 136,6km được thiết kế đường gom đô thị thành 6 làn xe cao tốc, đường rộng từ 90-135m. Đây là tuyến đường đi qua khoảng 16 quận, huyện, thị xã, thành phố. Cụ thể:
Đường vành đai 4 qua thành phố Hà Nội
Đường vành đai 4 đi qua đâu? Theo bản đồ quy hoạch, dự án đường vành đai 4 sẽ đi qua 7 quận và huyện ( Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thường Tín và Hà Đông.
+ Đoạn đường qua Hà Nội có tổng chiều dài 56,5km. Hướng tuyến được bắt đầu từ km3+695 Nội Bài – Lào Cai xã Thanh Xuân đi đến khu đô thị Mê Linh. Từ KĐT Mê Linh tiếp đó vượt sông Hồng ( cầu Hồng Hà) kéo dài đi đến xã Hồng Hà (Đan Phượng).
+ Từ xã Hồng Hà đến Đan Phượng cắt Quốc lộ 32 rồi kéo dài đến xã Đức Thượng ( huyện Hoài Đức). Tại tuyến đường cắt ngang qua Đại lộ Thăng Long nối tiếp đến QL6 thuộc phường Yên Nghĩa ( quận Hà Đông). Từ QL6 nối đến QL1A đang thuộc Văn Bình (huyện Thường Tín), vượt qua sông Hồng qua Mễ Sở rồi sang đến huyện Khoái Châu – Hưng Yên.
Đường vanh đai 4 đi qua 5 tỉnh thành phố
Đường vành đai 4 đi qua Hưng Yên
Tổng đoạn đường vành đai 4 đi qua tỉnh Hưng Yên dài đến 20,3km. Từ địa phận huyện Khoái Châu di chuyển đến các huyện Yên Mỹ, Văn Lâm, Văn Giang, nối đến QL5 (km17+900), gần với trạm thu phí Hà Nội – Hải Phòng. Tại vị trí QL5, vượt tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng nối đến huyện xã Nguyệt Đức ( tỉnh Bắc Ninh).
Đường vành đai 4 đi qua Bắc Ninh
Tuyến đường vành đai 4 Hà Nội qua tỉnh Bắc Ninh với tổng chiều dài toàn tuyến là 21.2 km. Hướng tuyến được bắt đầu từ xã Nguyệt Đức cắt với QL 38 tại xã Trạm Lộ ( huyện Thuận Thành) vượt qua sông Đuống bằng cầu Hồ. Tiếp đó nối với cao tốc Nội Bài – Hạ Long tại xã Nam Sơn tỉnh Bắc Ninh.
Đường vành đai đi qua Bắc Giang
Đường vành đai 4 đi qua đâu? Đường vành đai 4 Hà Nội – Bắc Giang có tổng chiều dài 20.8km gồm có 1 tuyến chính và 3 tuyến nhánh. Tuyến đường này kết nối với các địa phương của tỉnh.Tuyến đường chính có điểm đầu trùng với QL (km 129+200) thị trấn Nếnh (Việt Yên), còn điểm cuối tại cầu Xuân Cẩm – Bắc Phúc thuộc xã Bắc Phú (Sóc Sơn- Hà Nội)
Tại tuyến đường chính xây dựng đường sắt (Km1+110,925) của huyện Việt Yên và cầu Xuân Cẩm – Bắc Phú, đi vượt qua sông Cầu (Km20+658) của Hiệp Hòa và Sóc Sơn ( Hà Nội).
Theo như bản đồ quy hoạch, tuyến đường này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III. Hiện nay, tuyến đường vành đai 4 đi qua tỉnh Bắc Giang đã hoàn thiện khoảng 2/3 đoạn. Dự kiến sẽ thông xe kết nối với các huyện của Bắc Giang và Hà Nội trong cuối năm nay.
Đường vành đai 4 qua tỉnh Vĩnh Phúc
Đường vành đai 4 qua Vĩnh Phúc (thuộc đường vành đai 4 Hà Nội) chưa có thông tin chính thức. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin đầy đủ và chi tiết nhất cho các bạn trong các bài viết tiếp theo.
Tầm quan trọng của dự án Vành Đai 4
Đường Vành đai 4 được đánh giá là một dự án có vai trò và tầm vóc lớn. Bởi tuyến đường trọng điểm ở đây không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả nước. Ngoài vai trò tạo liên kết vùng hay giảm áp lực giao thông cho đường Vành đai 3, dự án cũng là góp phần tạo nên sự phát triển của vùng.
Cụ thể là giúp các đô thị vệ tinh của Hà Nội phát triển, chẳng hạn như Mê Linh, Sóc Sơn, Sơn Tây, Phú Xuyên,… Cùng với đó, với một số đô thị đã được quy hoạch ở Mê Linh, Đan Phượng hay Hoài Đức cũng sẽ có thêm động lực tạo sức bật.
Với một số khu công nghiệp trên địa phận các tỉnh mà tuyến đường đi qua. Đây cũng là điều kiện giao thông thuận lợi giúp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn.
Với lĩnh vực bất động sản, dự án Vành đai 4 là một trong những điều kiện tạo ra sức cạnh tranh lớn với nhiều công trình nhà ở hay thửa đất. Thực tế rất nhiều trường hợp bất động sản tăng giá khi mở đường.
Có thể nói, trong tương lai, những vị trí đất đai gần có thể kết nối dễ dàng tới đường Vành đai 4 sẽ sẽ tăng giá về giá trị. Cùng với đó, việc phát triển, mở rộng các khu công nghiệp giúp thu hút lượng lớn lao động tới làm việc. Đây được xem là nguồn khách hàng dồi dào cho thị trường bất động sản, đặc biệt là hình thức hình thái các khu đô thị, khu căn hộ.
Hy vọng thông tin về Đường vành đai 4 đi qua đâu có thể giúp ích cho bạn đọc. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!!